Những người Pháp phải bỏ mình ở Cao Bằng năm 1950.
Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập. Quân Pháp quyết giữ chặt biên giới Việt - Trung; Chiếm lĩnh các cứ điểm Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Móng Cái, lập thêm cứ điểm Đông Khê, Thất Khê; Nhằm bao chiến khu Việt Bắc trong vòng vây.
Việt Minh mở chiến dịch tấn công các cứ điểm dọc Đường số 4. Quân đội Pháp cố gắng chống đỡ, nhưng đã thất bại nặng nề; Càng chống đỡ càng thất bại.
Tháng 10 năm 1950 quân đội Pháp đã phải tháo chạy khỏi các căn cứ dọc tuyến biên giới, với sự thất bại vô cùng to lớn, đội quân Lê Dương phải tháo chạy vô cùng khổ sở, gian truân và chịu nhiều tổn thất hy sinh, khi rút quân thì đã quá muộn.
Binh doàn Charton tiến quân từ Cao Bằng xuống, buộc phải hành quân trong rừng rậm vô cùng khó khăn vất vả, rất là hỗn tạp, gồm cả thương nhân, viên chức và lính tráng. Đội quân Lê Dương gồm nhiều lính Đức và lính Bắc Phi.
Cùng thời gian đó, Binh đoàn Lepage được trao nhiệm vụ là lực lượng chính chiếm giữ địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tiến quân từ Lạng Sơn lên.
Nhưng bất ngờ cho quân đội Pháp, tất cả những cuộc hành quân của Binh doàn Charton và Binh đoàn Lepage đều không tính đến thiên tài chiến lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người đã ra lệnh cắt Đường số 4 làm hai phần và cô lập hai Binh đoàn này bằng cách chiếm cứ điểm Đồng Khê. Điều này gây sự kinh ngạc cho tất cả các tướng lĩnh Pháp.
Mệnh lệnh được đưa ra sau đó là giao cho Binh đoàn Lepage chiếm lại căn cứ Đông Khê. Nhưng bộ đội Việt Minh đang phục kích chờ sẵn, Binh đoàn Lepage đã bị mắc kẹt trên trận địa. Một vụ thảm sát thực sự - những binh lính bị thương phải bị bỏ lại trên chiến trường - Đó thực sự là một nỗi kinh hoàng của đội quân Lê Dương. Việt Minh bằng những cuộc tấn công và phục kích thông minh đã dụ phần còn lại của Binh đoàn Lepage vào Cốc Xa - một vùng lòng chảo - nơi quân đội Pháp bị bao vây, thực tế là bị cầm tù trong rừng rậm không lối thoát.
Ngày 4 tháng 10, Đại tá Constans - một Chỉ huy được coi là bất tài đang nắm giữ Lạng Sơn đã ra lệnh cho Charton từ bỏ các xe vận tải, rời Đường số 4 và đi tắt để giúp đỡ Binh đoàn Lepage. Nhưng thay vì gặp nhau, Binh doàn Charton chỉ tìm thấy rừng rậm.
Cuộc hành quân trong rừng rất chậm và khó khăn, tạo điều kiện cho bộ đội Việt Minh tiến hành nhiều cuộc phục kích và tiêu diệt dần Binh đoàn Charton. Ở đây một lần nữa cho thấy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đáng sợ biết chừng nào. Những người lính biệt kích người Ma-rốc hát Fatiha, bài hát buồn thảm - phó mặc linh hồn của họ cho Chúa Trời - Những người chết do bị thương phải bị bỏ lại.
Đại tá Constans, người đã mất hết sự ngạo nghễ của mình, mắc thêm nhiều sai lầm và đưa lại sự thất bại chắc chắn, khi dùng 300 lính nhảy dù không được chuẩn bị để hỗ trợ những người sống sót, nhưng trận chiến đã thất bại - 300 lính Pháp chống lại 35.000 bộ đội Việt Minh ... Đó là một hành động không khác gì tự sát. Hầu như không một người lính nào được trở về.
Ngày 7 tháng 10, một bộ phận quân Pháp đến được Cốc Xá và bị bao vây. Lính Pháp lại phải cố gắng thoát ra khỏi vùng lòng chảo Cốc Xá - đó là một «lò sát sinh». Tuy vậy cũng có một số binh sỹ đã cố chạy về đến cứ điểm Thất Khê.
Bộ đội Việt Minh bắt nhiều binh lính Pháp đang bị lạc trong rừng làm tù binh ...
Một số tù binh bị chết trong các trại giam.
Một số binh sỹ tham gia chiến tranh xâm lược cuối cùng cũng được hồi hương về Pháp, trong tình trạng yếu đuối, bệnh tật với sự chào đón nghẻ lạnh của nhân dân Pháp ... Ngay cả quan tài binh sỹ cũng bị ném đá ... Trên thực tế, chiến tranh xâm lược Đông Dương của quân đội viễn chinh Pháp không được sự ủng hộ của báo chí và nhân dân lao động Pháp tán thành, …
Nước Pháp đang khôi phục khó khăn từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đang thiếu thốn lương thực, thực phẩm, … Nhân dân Pháp không muốn có cuộc xung đột với bên kia của thế giới.